Trang chủ / Tin tức / Hướng dẫn đọc hiểu ký hiệu thông số của vòng bi bạc đạn phần 2

Hướng dẫn đọc hiểu ký hiệu thông số của vòng bi bạc đạn phần 2

14/03/2023 04:00:23

Tiếp đầu ngữ: Các tiếp đầu ngữ được sử dụng để chỉ các thành phần của vòng bi- bạc đạn và thường theo sau bằng ký hiệu của toàn bộ vòng bi- bạc đạn hoặc dùng để tránh nhầm lẫn với ký hiệu của những vòng bi- bạc đạn khác. Ví dụ: Tiếp đầu ngữ được sử dụng trước ký hiệu của ổ côn theo hệ thống được mô tả trong tiêu chuẩn ANSI/ ABMA 19 (chủ yếu) cho vòng bi- bạc đạn hệ inch

GS: Vòng đệm ổ của đũa chặn

K: Bộ con lăn đũa chặn và vòng cách

K-: Cụm vòng trong với các con lăn và vòng cách ghép lại (cone), hoặc vòng ngoài (cup) của ổ đũa côn hệ inch theo tiêu chuẩn ABMA

L: Vòng trong hoặc vòng ngoài rời của ô lăn có thể tách rời

R: Cụm vòng trong hoặc vòng ngoài lắp với bộ con lăn (và vòng cách) của vòng bi- bạc đạn có thể tách rời.

W: Ổ bi đỡ bằng thép không rỉ

WS: Vòng đệm trục của ổ đũa chặn

ZE: Vòng bi- bạc đạn có chứ năng SenorMout.

Tiếp vị ngữ: Các tiếp vị ngữ được sử dụng để biểu thị một số khác biệt về thiết kế hoặc thay đổi so với những thiết kế cơ bản hay thiết kế tiêu chuẩn. Các tiếp vị ngữ được chiaw ra làm nhiều nhóm và để xác định nhiều đặc tính khác nhau thì những tiếp vị ngữ được sắp xếp theo thứ tự được mô tả trong giản đồ 4

Ngữ tiếp vị ngữ thường được sử dụng nhất được liệu kê sau đây.

A: Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của vòng bi- bạc đạn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các vị ngữ chỉ đúng với từng loại vòng bi- bạc đạn hoặc những dãy vòng bi- bạc đạn nào đó. Ví dụ: 4210A: Ổ bi đỡ 2 dãy không có rãnh tra bi, 3220 A: Ổ bi chặn hai dãy có góc tiếp xúc không có rãnh.

AC: Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc 25o

ADA: Rãnh cài vòng chặn trên vòng ngoài được cải tiến, vòng trong hai khối ghép với nhau bằng vòng kẹp

B: Thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của vòng bi- bạc đạn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các vị ngữ chỉ đúng với từng dãy vòng bi- bạc đạn nào đó. Ví dụ:
7224: Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc 40o, 32210 B: Ổ đũa côn có tiếp xúc lớn.

Bxx(x): B kếp hợp với hai hoặc ba chữ số biểu thị sự thay đổi về thiết kế tiêu chuẩn mà những vị những thông thường không xác định được. Ví dụ: B20 Giảm dung sai bề rộng

C: thay đổi hoặc cải tiến thiết kế bên trong của vòng bi- bạc đạn nhưng kích thước bao không thay đổi. Theo nguyên tắc thì ý nghĩa của các tiếp vị ngữ chỉ đúng với từng dãy vòng bi- bạc đạn nào đó. Ví dụ: 21306C: Vòng bi- bạc đạn trống không có gờ chặn trên vòng trong, con lăn đối xứng, vòng dẫn hướng tụ do và vòng cách dạng ô kín.

 Đặc điểm kỹ thuật chung của vòng bi- bạc đạn

CA:  Vòng bi- bạc đạn tang trống thiết kế kiểu C, nhưng có gờ chặn trên vòng trong và vòng cách được gia công cắt gọt

Ổ bi chặn một dãy để lắp cặp đối lưng hoặc đối mặt thì sẽ có khe hở dọc trục nhỏ hơn tiêu chuẩn (CB)

CAC: Vòng bi- bạc đạn tang trống thiết kế kiểu CA nhưng phần dẫn hướng các con lăn được cải tiến tốt hơn

CB

Ổ bi đỡ chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì trước khi lắp sẽ có khe hở dọc trục tiêu chuẩn

Khe hở dọc trục của ổ bi đỡ chặn hai dãy được khống chế

CC

Vòng bi- bạc đạn tang trống thiết kế kiểu CA nhưng phần dẫn hướng các con lăn được cải tiến tốt hơn

Ổ bi chặn một dãy để lắp cặp bất kỳ. Khi hai ổ bi loại này lắp lưng đối lưng hoặc mặt đối mặt thì sẽ có khe hở dọc trục lớn hơn tiêu chiểu (CB)

CLN: Ổ côn có dung sai theo tiêu chuẩn ISO cấp 6x

CL0: Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 0 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994

CL00: Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 00 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994

CL3: Ổ con hệ inch có dung sai cấp 3 thiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994

CL7C: Ổ côn có ma sát thấp và độ chính xác hoạt động cao.

CN: Khe hở tiêu chuẩn, thường được sử dụng chung với một chữ cái để cho biết khoảng khe hở được thu nhỏ hoặc dịch chuyển. Ví dụ:

CNH: Nửa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn

CNL: Hai phần tư giữa của khoảng khe hở tiêu chuẩn

CNM: Nửa dưới của khoảng khe hở tiêu chuẩn

CNP: Nửa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn và nữa dưới của khoảng khe hở C3

Các chữ cái H, M, L và P nêu trên cũng được sử dụng chung với những cấp khe hở C2, C3, và C4

CV: Ổ đũa không có vòng cách với thiết kế bên trong được cải tiến.

CS: Phớt tiếp xúc bằng cao su nitrile buta-diene (NBR) được gia cố bằng tấm thếp lắp một bên của vòng bi- bạc đạn.

2CS: Phớt tiếp xúc CS lắp hai bên của vòng bi- bạc đạn

CS2: Phớt tiếp xúc bằng cao su fluoro (FKM) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của vòng bi- bạc đạn

2CS2: Phớt tiếp xúc CS2 lắp hai bên của vòng bi- bạc đạn

CS5: Phớt tiếp xúc bằng cao su nitrile buatadiene hydro hóa (HNBR ) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của vòng bi- bạc đạn

2CS5: Phớt tiếp xúc CS5 lắp hai bên của vòng bi- bạc đạn.

2CS5: Phớt tiếp xúc CS5 lắp hai bên của vòng bi- bạc đạn.

BÀI VIẾT KHÁC